Ngành thang máy

Thang máy chung cư thuộc về ai?

09/04/2025

(Công lý) - Khi chung cư đi vào hoạt động thì chủ đầu tư, đơn vị cung cấp lắp đặt chịu trách nhiệm về độ an toàn của thang máy trong thời gian bảo hành của thiết bị.

Trao đổi với Báo Công lý, Luật sư Quách Thành Lực, Công ty Luật TNHH LSX (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết:

Thang máy đưa vào sử dụng phải đủ điều kiện theo bộ quy chuẩn QCVN 26:2016/BLĐTBXH ban hành kèm Thông tư 48/2016/TT-BLĐTBXH Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Thang máy điện không buồng máy.

Ngoài ra khoản 5, Điều 17, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ban hành ngày 22/08/2013 quy định: Nếu tổ chức hay cá nhân sử dụng thang máy mà không báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo trước khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.

Sau khi hết thời gian bảo hành thì căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều Điều 100 quy định: về phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của nhà chung cư thì thang máy thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Đối với chung cư hỗn hợp gồm mục đích để ở và kinh doanh dịch vụ thì thang máy phục vụ cả nhu cầu của cư dân và chủ đầu tư thì hai nhóm chủ sở hữu chung cư này có quyền nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng, đóng phí bảo trì. Kinh phí bảo trì chung cư sẽ được trích ra để trả các khoản cho phí liên quan đến vận hành thang máy.

Chủ đầu tư hoặc Ban quản trị đối với chung cư đã thành lập Ban quản trị sẽ thuê doanh nghiệp có đầy đủ chức năng để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng, xử lý sự cố. Doanh nghiệp trên đây có trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo dưỡng, xử lý sự cố thanh máy và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thang máy vận hành.

Luật sư Lực nhấn mạnh: Thang máy thuộc sở hữu chung của cư dân và chủ đầu tư nên các trường hợp chủ đầu tư tự ý khai thác quảng cáo, lắp đặt màn hình, áp phích dịch vụ trong thang máy mà không được sự đồng ý của Ban quản trị đại diện cho cư dân là việc làm xâm phạm quyền sở hữu chung của cư dân.

Tin tức khác

Khuyến cáo đặc biệt khi đi thang cuốn

Trong tháng 7, Đường sắt Nhật Bản, các sân bay và chính quyền địa phương trên khắp cả nước sẽ cùng nhau phát động một chiến dịch kêu gọi mọi người "dừ...

Chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy

Sau quá trình dự thảo và lấy ý kiến từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan…, tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) ngành thang máy của Việt Nam (TCCS 01:2023/V...

Doanh nghiệp thang máy Việt loay hoay tìm hướng đi

Hơn 20 năm thâm niên trong ngành thang máy Việt Nam, tôi luôn nhận định rằng ngành này có tiềm năng và khả năng phát triển rất lớn. Nhưng ngẫm lại thì...

Không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Thang máy được xem là an toàn hơn khoảng 20 lần so với việc ngồi trong ô tô. Điều này bởi vì chúng được trang bị các bộ phận được điều chỉnh cao và hệ...

Các tiêu chí phân loại thang máy

Thang máy hiện nay được sản xuất với nhiều kiểu dáng, loại hình khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của từng công trình. Dựa trên tiêu chuẩn, q...

Quy trình cứu hộ thang máy

Tai nạn thang máy là vô cùng hy hữu với tỉ lệ chỉ ở mức 0.00000015%. Điều đó có nghĩa là khoảng 6,7 triệu lượt thang máy di chuyển thì mới có một lượt...

1900 69 61

https://zalo.me/0903814354