Elevator Industry

Dự án công chê hàng Việt:Hàng TQ trúng thầu nhờ...mác G7?

09/04/2025

Đa phần các gói thầu thuộc dự án công đều yêu cầu thang máy phải được nhập khẩu từ các nước G7, ASEAN, hoặc phải có thương hiệu G7.
Chọn hàng G7 sản xuất ở Trung Quốc, ASEAN?

h7ano_du-an-cong-che-hang-viethang-tq-trung-thau-nho-mac-g7br_2187511

Bất chấp sản phẩm đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính và có tên trong danh sách thiết bị trong nước tự sản xuất được để thay thế hàng nhập khẩu của Bộ Công thương, nhiều doanh nghiệp nội vẫn không thể chen chân vào các dự án, công trình có vốn ngân sách vì tâm lý "sính ngoại".

Ông Trần Thọ Huy, Tổng giám đốc Công ty CP Thang máy Thiên Nam (quận Tân Bình, TP.HCM) than phiền, dù là nhà sản xuất thang máy lớn của Việt Nam, nhưng hơn 90% khách hàng của Thiên Nam là các nhà đầu tư tư nhân, từ căn hộ gia đình cho đến các dự án chung cư cao 18-30 tầng, còn đối với các công trình có vốn từ ngân sách bị làm khó ngay từ khâu đặt "đề bài".

Điều lạ lùng là nếu như ở các công trình cao dưới 10 tầng, các đơn vị tư nhân sẵn sàng sử dụng thang máy do doanh nghiệp nội địa sản xuất thì ở khối nhà nước điều này cực kỳ hiếm hoi bởi ở đâu cũng yêu cầu hàng ngoại.

"Năm 2014, thang máy của Thiên Nam được Bộ Công thương xếp vào danh sách thiết bị trong nước tự sản xuất được để thay thế hàng nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm của công ty đã đạt trên 50%. Chúng tôi xuất khẩu mạch, tủ điện, thang máy gia đình, thang tải hàng, tải ô tô, mâm xoay ô tô sang Nhật Bản thế nhưng quá khó để tham gia vào các công trình có vốn từ ngân sách. Doanh nghiệp đã bị “ép” ngay từ khâu đặt“đề bài”. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, trừ một số rất ít gói thầu chấp nhận thang máy sản xuất trong nước, còn lại đa phần đều yêu cầu thang máy phải được nhập khẩu từ các nước G7 hoặc ASEAN, hoặc phải có thương hiệu G7", ông bức xúc.

Theo Tổng giám đốc Công ty CP Thang máy Thiên Nam, trên thị trường hiện nay, thang máy nhập khẩu vào Việt Nam có đủ 8 thương hiệu của thế giới. Trong đó, có 6 hãng đã mở công ty 100% vốn tại Việt Nam; 2/8 hãng là của các nước phát triển nhưng không nằm trong khối G7. 7/8 thương hiệu trên sản xuất hầu hết tại Trung Quốc; chỉ có một thương hiệu sản xuất tại Thái Lan.

"Mặc dù các nước G7 có một vài công ty sản xuất thang máy nhưng sản phẩm gắn mác G7 thì lại rất phổ biến trên thị trường. Thị trường hiện đã có các thương hiệu thang máy Fuji, Sanzo, Nippon… tại Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… nhưng không có công ty mẹ tại Nhật Bản. Những công ty sở hữu thương hiệu này cũng đã trúng thầu tại Việt Nam nhờ gắn mác G7 nhưng sản xuất tại các nước ASEAN", ông Huy chỉ rõ.

Ông Trần Thọ Huy kể lại câu chuyện dự thầu mà doanh nghiệp ông từng tham gia. Theo đó, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh có mời thầu cung cấp thang máy cho bệnh viện. Loại thang máy được yêu cầu là loại 6 tầng, đúng khả năng của công ty Thiên Nam. Tuy nhiên, hồ sơ mời thầu lại yêu cầu thương hiệu thang máy nổi tiếng nhập khẩu từ các nước G7, trái với Chỉ thị 494 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước. Phía Công ty Thiên Nam đã gửi công văn phản ánh tới Văn phòng Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau đó Bộ đã có văn bản yêu cầu huỷ thầu vì không đúng tinh thần chỉ thị và bệnh viện phải gọi thầu lại.

"Có hồ sơ mời thầu bên cạnh yêu cầu hàng ngoại nhập còn nêu rõ công ty phải có những bản hợp đồng trị giá từ 11 tỷ đồng trở lên. Trong khi đó, mức giá doanh nghiệp Việt chúng tôi làm chỉ khoảng 5-5,5 tỷ đồng.

So với thang máy nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, chi phí đầu tư ban đầu của thang máy nội địa trung bình rẻ hơn 30-35% và rẻ hơn 50% so với thang máy nhập khẩu từ các nước phát triển như châu Âu, Nhật Bản, tiết kiệm cho ngân sách khoản không nhỏ. Thông thường, những chi phí hậu mua hàng ít khi được các đơn vị tính toán đến khi chọn thiết bị. Trong thực tế, nhiều công trình (chung cư, bệnh viện…) thang máy không thể hoạt động do thiếu kinh phí mua phụ tùng hoặc do thời gian nhập linh kiện thay thế kéo dài", ông Huy tính toán.

Other news

Khuyến cáo đặc biệt khi đi thang cuốn

Trong tháng 7, Đường sắt Nhật Bản, các sân bay và chính quyền địa phương trên khắp cả nước sẽ cùng nhau phát động một chiến dịch kêu gọi mọi người "dừ...

Chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy

Sau quá trình dự thảo và lấy ý kiến từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan…, tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) ngành thang máy của Việt Nam (TCCS 01:2023/V...

Doanh nghiệp thang máy Việt loay hoay tìm hướng đi

Hơn 20 năm thâm niên trong ngành thang máy Việt Nam, tôi luôn nhận định rằng ngành này có tiềm năng và khả năng phát triển rất lớn. Nhưng ngẫm lại thì...

Không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Thang máy được xem là an toàn hơn khoảng 20 lần so với việc ngồi trong ô tô. Điều này bởi vì chúng được trang bị các bộ phận được điều chỉnh cao và hệ...

Các tiêu chí phân loại thang máy

Thang máy hiện nay được sản xuất với nhiều kiểu dáng, loại hình khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của từng công trình. Dựa trên tiêu chuẩn, q...

Quy trình cứu hộ thang máy

Tai nạn thang máy là vô cùng hy hữu với tỉ lệ chỉ ở mức 0.00000015%. Điều đó có nghĩa là khoảng 6,7 triệu lượt thang máy di chuyển thì mới có một lượt...

THIEN NAM ELEVATOR JOINT STOCK COMPANY

1/8C Hoang Viet Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City

Telephone: (84.028) 5449 0210

Fax: (84.028) 5449 0208

Email: info@tne.vn

Installation Consultation Hotline: 1900 6961 (from 6 AM to 10 PM)

Maintenance & Repair Hotline: 1900 2034 (24/7 service)

Business Registration Number: 0300908346 issued by the HCM City Department of Planning and Investment on April 19, 1994.

                   

1900 69 61

https://zalo.me/0903814354